Những năm đầu đời Mao_Trạch_Đông

Thời niên thiếu và Cách mạng Tân Hợi:1893-1911

Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam. Cha ông, Mao Di Xương, trước đây là một bần nông và sau đó trở thành một trong những nông dân giàu có nhất ở Thiều Sơn. Lớn lên trong vùng nông thôn Hồ Nam, Mao miêu tả cha ông như một người nghiêm khắc, người hay đánh ông và 3 người anh em của ông, hai người con trai Mao Trạch DânMao Trạch Đàm, cũng như một người con gái nuôi, Mao Trạch Hồng. Mẹ của Mao, Văn Thất Muội, là một Phật tử mộ đạo. Bà đã cố làm dịu bớt thái độ nghiêm khắc của chồng với con cái. Mao cũng từng trở thành một Phật tử, nhưng đã từ bỏ đức tin đó ở độ tuổi trung niên. Lúc 8 tuổi, Mao được gửi đi học tại trường tiểu học Thiều Sơn. Phải học những hệ thống giá trị của Khổng giáo, ông sau đó đã thừa nhận rằng ông không thích thú với những tác phẩm cổ điển Trung Quốc giảng dạy đạo đức Khổng giáo, thay vào đó ông thích những tiểu thuyết phổ biến như Tam quốc chíThủy Hử. Ở tuổi 13, Mao kết thúc việc học tiểu học, và cha của ông mai mối cho ông trong một cuộc sắp đặt hôn nhân với một cô gái 17 tuổi tên là La Thị. Mao từ chối cô này, trở thành một người bị chỉ trích gay gắt của hôn nhân sắp xếp trước và tạm thời bỏ đi xa. La bị mang tiếng xấu ở địa phương và qua đời trong năm 1910.

Ngôi nhà Mao Trạch Đông ở khi còn bé tại Thiều Sơn, vào năm 2010 nơi đây đã trở thành điểm tham quan du lịch

Trong khi làm việc ở nông trại của cha ông, Mao đã ngốn ngấu đọc và phát triển một ý thức chính trị từ cuốn sách nhỏ của Trịnh Quan Ứng. Tác phẩm đã phê phán về sự suy yếu của phong kiến Trung Quốc và chấp nhận nền dân chủ đại nghị. Quan tâm tới lịch sử, Mao có lòng nhiệt thành với các nhà dân tộc chủ nghĩa như George WashingtonNapoleon Bonaparte. Những quan điểm chính trị của Mao được định hình bởi Gelaohui- người là thủ lĩnh của cuộc nổi dậy bùng nổ sau một nạn đói ở Trường Sa, thủ phủ của Hồ Nam; Mao ủng hộ các yêu cầu của người biểu tình, nhưng lực lượng quân đội đã dẹp tan những người bất đồng quan điểm và xử tử lãnh đạo của họ. Nạn đói này đã lan rộng tới Thiều Sơn, và những nông dân bị đói đã lấy lương thực của cha ông. Mao không tán thành những hành động của họ như sai lầm về mặt đạo đức, nhưng đã bày tỏ sự thông cảm cho tình thế của họ. Đến tuổi 16, Mao chuyển tới một trường tiểu học cao hơn gần Đông Sơn, nơi ông bị bắt nạt do xuất thân nông dân của mình.

Trong năm 1911, Mao bắt đầu học trung học cơ sở ở Trường Sa. Tinh thần cách mạng khá mạnh trong thành phố, với sự thù oán nền quân chủ tuyệt đối của Hoàng đế Phổ Nghi và có nhiều sự ủng hộ chủ nghĩa cộng hòa. Lãnh đạo của những người cộng hòa là Tôn Trung Sơn, một người theo Thiên chúa giáo được hưởng nền giáo dục Hoa Kỳ đã lãnh đạo Trung Quốc Đồng minh Hội. Ở Trường Sa, Mao bị ảnh hưởng bởi tờ báo Độc lập dân tộc của Tôn và ủng hộ Tôn trở thành tổng thống trong một bài tiểu luận tại trường trung học. Mao và một người bạn đã cắt tóc đuôi sam của họ, như một biểu tượng của sự nổi dậy chống lại hoàng đế Mãn Châu, và một dấu hiệu của sự ủng hộ phong trào cộng hòa.

Bị chủ nghĩa cộng hòa của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng, quân đội đã nổi dậy tràn qua phía Nam Trung Quốc, dấy lên Cách mạng Tân Hợi. Tỉnh trưởng Trường Sa bỏ đi, để lại thành phố cho những người cộng hòa kiểm soát. Ủng hộ cuộc cách mạng, Mao gia nhập quân đội nổi dậy với tư cách là một binh nhì, nhưng đã không tham gia chiến đấu. Những tỉnh phía bắc vẫn giữ lòng trung thành với nhà vua, và hi vọng tránh một cuộc nội chiến, Tôn đã tuyên bố làm Tổng thống lâm thời, do những người ủng hộ ông, đã thỏa hiệp với vị tướng theo chủ nghĩa quân chủ Viên Thế Khải. Nền quân chủ tại Trung Quốc đã kết thúc và trở thành Cộng hòa Trung Quốc, nhưng Viên Thế Khải trở thành tổng thống. Sau khi cuộc cách mạng kết thúc, Mao rời khỏi quân đội năm 1912, sau 6 tháng phục vụ. Trong thời gian này, Mao tiếp xúc với chủ nghĩa xã hội thông qua một bài báo; tiếp tục đọc cuốn sách nhỏ của Jiang Kanghu, sinh viên trong nhóm sáng lập Đảng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Mao vẫn quan tâm nhưng không bị ý tưởng xã hội thuyết phục.

Trường sư phạm thứ tư của Trường Sa:1912-1919

Mao năm 1913

Trong vài năm tiếp theo, Mao Trạch Đông đã tham gia và rời bỏ một học viện cảnh sát, một trường luật, một trường kinh tế, và trường trung học cơ sở Trường Sa do chính phủ quản lý. Ông đã dành nhiều thời gian trong thư viện Trường Sa, đọc các tác phẩm cốt lõi của chủ nghĩa tự do cổ điển như Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia của Adam SmithTinh thần pháp luật của Montesquieu, cũng như các tác phẩm của các nhà khoa học và triết học phuơng Tây như Darwin, John Stuart Mill, Rousseau, và Herbert Spencer. Ông có quan điểm như một trí thức, vài năm sau ông đã thừa nhận rằng tại thời điểm đó ông đã nghĩ bản thân cao hơn nhân dân lao động. Ông bị ảnh hưởng bởi Friedrich Paulsen, nhấn mạnh sự tự do của mỗi cá nhân đưa Mao tới việc tin rằng sự mạnh mẽ mỗi cá nhân không giới hạn bởi đạo đức nhưng mỗi người nên nỗ lực cho lợi ích chung, và rằng nên làm mọi cách sao cho đạt mục đích dù là cách bất chính do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa kết quả. Cha ông cho rằng việc theo đuổi tri thức của con trai ông là vô tích sự, cắt tiền trợ cấp và cưỡng ép ông vào một học xá sống trong tình trạng thiếu thốn.

Mao mong muốn trở thành một thầy giáo và ghi danh tại Trường sư phạm thứ tư của Trường Sa, ngôi trường sau đó hợp nhất với Trường sư phạm thứ nhất của Trường Sa, được xem là trường tốt nhất Hồ Nam. Bạn thân của Mao, giáo sư Yang Changji thúc đẩy ông đọc một tờ báo cấp tiến, Tân thanh niên, tạo ra tình bạn của ông với Trần Độc Tú, một chủ nhiệm khoa tại Đại học Bắc Kinh. Mặc dù là một người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, Trần cho rằng Trung Quốc phải nhìn về phương Tây để từ bỏ sự mê tín và chế độ chuyên chế. Mao xuất bản bài báo đầu tiên của ông ở Tân thanh niên vào tháng 4 năm 1917, hướng dẫn người đọc tăng sức mạnh thể chất của họ để phục vụ cách mạng. Ông gia nhập Hội sinh viên nghiên cứu Vương Phu Chi, một nhóm cách mạng được sáng lập bởi giới tri thức Trường Sa những người đã mơ ước để noi guơng nhà triết học Vương Phu Chi.

Trong năm học đầu tiên, Mao đã có tình bạn tốt với một sinh viên lớn hơn, Xiao Zisheng; họ đã cùng nhau đi bộ khắp Hồ Nam, ăn xin và viết những câu đối để đổi lấy lương thực. Là một sinh viên được ưa thích, trong năm 1915 Mao đã được bầu làm thư ký của Hội sinh viên. Ông đã thành lập Hiệp hội sinh viên tự quản và lãnh đạo những kháng nghị chống lại các quy tắc học đường. Mùa xuân năm 1917, ông đã được bầu làm lãnh đạo lực lượng sinh viên tình nguyện, thiết lập phòng thủ trường học chống lại việc binh lính cướp bóc. Mao ngày càng chú ý đến kĩ thuật chiến tranh, ông đã dành sự quan tâm lớn đến Thế chiến I, và cũng đã bắt đầu phát triển một ý thức về sự đoàn kết với người lao động. Mao đạt được những thành tích về sự chịu đựng thể chất với Xiao Zisheng và Cai Hesen, cùng với những nhà cách mạng trẻ họ đã thành lập hội Tân Sinh viên Nhân dân vào tháng 4 năm 1918 để tranh luận những ý tưởng của Trần Độc Tú. Mơ ước thay đổi cá nhân và xã hội, Tân Sinh viên Nhân dân đã tụ tập được 70-80 thành viên, nhiều người trong số đó sau gia nhập Đảng cộng sản. Mao tốt nghiệp vào tháng 6 năm 1919, xếp hạng 3 trong năm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mao_Trạch_Đông http://vietnamese.cri.cn/761/2010/05/05/1s140155_1... http://www.amazon.com/Mao-Story-Jung-Chang/dp/0679... http://art-bin.com/art/omaotoc.html http://www.bbc.com/vietnamese/world-42609876 http://www.chinadetail.com/Who/index.php http://www.cnn.com/SPECIALS/1999/china.50/inside.c... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://blog.eteacherchinese.com/history-of-china/c... http://books.google.com/?id=HQwoTtJ43_AC&dq=mao+a+... http://books.google.com/books?vid=ISBN0300054289&i...